Lừa dối khách hàng có vi phạm luật hình sự hay không ?

Tội lừa dối khách hàng quy định tại Điều 198 BLHS 2015, Lừa dối khách hàng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các yếu tố cấu thành tội phạm lừa dối khách hàng. Lừa dối khách hàng có thể bị xử lý Hành chính, Dân sự, Hình sự.

TỘI LỪA DỐI KHÁCH HÀNG :

1./ Thế nào là lừa dối

Lừa dối là một hành động hoặc tuyên bố đánh lừa, che giấu sự thật hoặc thúc đẩy một niềm tin, khái niệm hoặc ý tưởng không đúng sự thật. Nó thường được thực hiện để có được lợi ích hoặc lợi thế cho cá nhân, tổ chức Lừa dối là hành vi đánh lạc hướng, ngụy trang hoặc che giấu. Mang ý chủ quan khác nhau, là ngụy biện, lừa đảo, bí ẩn, mưu mẹo.

Lừa dối là một sự vi phạm quan hệ lớn, vi phạm các quy tắc quan hệ và được coi là vi phạm tiêu cực về sự mong đợi từ chủ thể khác. 

Lừa dối và không trung thực cũng có thể hình thành cơ sở để kiện tụng dân sự trong quan hệ cá nhân hoặc luật hợp đồng được quy định trong Bộ luật dân sự, hoặc làm phát sinh truy tố hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự, hoặc làm phát sinh vi phạm hành chính

Theo https://vi.wikipedia.org

2. Khái niệm lừa dối trong giao kết hợp đồng

Lừa dối là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Theo cách nói thông thường, lừa dối là lừa bằng thủ đoạn nói dối, gian lận để làm cho người ta nhầm tưởng mà nghe theo, tin theo, ví dụ: thủ đoạn lừa dối của con buôn(1). Theo ngôn ngữ pháp luật, lừa dối là một xảo thuật dùng để lừa gạt người khác. Từ những lời lẽ gian dối đến mánh khóe xảo trá dùng để khiến người ta giao kết hợp đồng đều là lừa dối(2). Cũng có cách hiểu: “Lừa dối là hành vi cố ý đưa thông tin sai không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật. Nếu không có các thủ đoạn ấy thì bên kia sẽ không giao kết hợp đồng”(3). Các nhà khoa học pháp lý cũng như các nhà lập pháp Việt Nam coi lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó(4). Dù cách sử dụng ngôn từ có khác nhau song nội dung của các khái niệm trên là không khác nhau. Đó là, không phải bất cứ sự nói dối nào cũng đều bị coi là lừa dối và việc xác định có tồn tại hay không sự lừa dối trong giao kết hợp đồng phải có hai điều kiện: một là, một bên phải sử dụng thủ đoạn để lừa người khác và hai là, người kia phải nghe theo, làm theo một việc nào đó (giao kết hợp đồng).

Theo tạp chí khoa học pháp lý 4/2001 Giảng viên LÊ THỊ BÍCH THỌ –  Trường ĐH Luật TP. HCM

3./ Tội lừa dối khách hàng quy định tại điều 198 BLHS 2015

3.1 Tội phạm là gì

- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm :”…” . Cụ thể trong trường hợp này gây ra hậu quả thực tế xảy ra là thiệt hại về vật chất và thiệt hại tinh thần và ảnh hưởng đến trật tự kinh tế hoặc những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và được quy định trong Bộ luật hình sự.   

- Những hành vi có dấu hiệu tội phạm nhưng mức độ ảnh hưởng xã hội không đáng kể thì không được coi là tội phạm.

CSPL : Điều 8 BLHS 2015

3.2 Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm :      

  • Khách thể của tội phạm : Khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.

            Lừa dối là xâm phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng uy tín của cá nhân, tổ chức; đối tượng bị tác động đến đến là làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường đúng đắng của các cá nhân, tổ chức gây ảnh hưởng xấu đến trật tự kinh tế được pháp luật bảo vệ.

  • Khách quan của tội phạm : là những biểu hiện của tội phạm ra ngoài thế giới khách quan, bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ giữa hành vi với hậu quả, phương tiện, công cụ, phương pháp, thời điểm, …. thực hiện tội phạm. Cụ thể những dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm được thể hiện như sau:

 + Về hành vi khách quan : cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ; nhưng gắn với thủ đoạn gian dối, tính gian, tính sai trong hoạt động giao dịch mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ

+ Về hậu quả : phải có hậu quả thực tế xảy ra là thiệt hại về vật chất và thiệt hại tinh thần. Hậu quả có ý nghĩa quan trọng để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Hậu quả tác hại càng lớn thì mức độ nguy hiểm của tội phạm càng cao.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm : Hành vi khách quan phải là nguyên nhân làm phát sinh, gây ra kết quả đó là hậu quả của tội phạm. Dựa vào mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả có ý nghĩa xác định giai đoạn hoàn thành của tội phạm.

+ Về thời điểm tội phạm hoàn thành : Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng trở lên.

  • Chủ quan của tội phạm : Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm. Đó là những dấu hiệu về mặt tâm lý, tư tưởng của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích của tội phạm

+ Về dấu hiệu lỗi: đây là lỗi cố ý trực tiếp “là việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra”

+ Về động cơ, mục đích : Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy con người thực hiện hành vi biểu hiện ra bên ngoài. Mục đích là kết quả trong ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi. Trong trường hợp này là vụ lợi. Tuy nhiên Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu định tội, mà chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt

  • Chủ thể của tội phạm : Chủ thể tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 bao gồm hai đối tượng: cá nhân và pháp nhân thương mại.

            + Cá nhân là chủ thể tội phạm phải là người đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuổi trường hợp này là từ đủ 18 16 tuổi trở lên

+ Pháp nhân thương mại (bao gồm: doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác) là chủ thể của tội phạm khi: có tư cách pháp nhân và đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự

3.3 Biện pháp chế tài : Hình phạt

Điều 198. Tội lừa dối khách hàng

1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm


Các dịch vụ khác